Khi chọn xe đẩy hàng, ngoài các yếu tố về tải trọng, sàn xe, chiều cao tay cầm thì bánh xe cũng là bộ phận cần chọn kỹ lưỡng. Xe đẩy hàng ngày nay dường như đã trở thành một vật dụng không thể thiếu trong các nhà kho, nhà máy, khu công nghiệp,… Xe chuyên chở những hàng hóa nặng giúp tiết kiệm sức lực, tăng năng suất lao động. Chính vì vậy, việc lựa chọn bánh xe đẩy công nghiệp như nào rất được quan tâm.
Những thắc mắc thường gặp khi mua bánh xe đẩy công nghiệp
Nên sử dụng bao nhiêu càng bánh xe xoay?
Càng bánh xe đẩy chính là bộ phận nối bánh xe với sàn xe, thường lắp sẵn với bánh xe đẩy hàng. Bộ phận này làm bằng chất liệu thép cao cấp không rỉ, rất chắc chắn. Càng bánh xe được lắp cố định vào mặt sàn bằng 4 con ốc có kích thước phù hợp. Khi bạn mua xe đẩy hàng mới, nhà sản xuất sẽ bán kèm theo bánh xe. Tuy nhiên, khi hỏng hóc hay cần thay thế, bạn không cần mua mới mà chỉ cần thay càng và bánh xe.
Thông thường, xe đẩy hàng 4 bánh thường có hai bánh xe trước lắp càng xoay 360 độ và hai bánh sau càng cố định. Điều này giúp xe có thể di chuyển linh hoạt, đổi hướng đi dễ dàng. Nếu muốn, bạn cũng có thể lắp cùng lúc 4 bánh xe càng xoay cho xe đẩy. Kiểu này sẽ thích hợp khi không gian di chuyển nhỏ hẹp.
Nên chọn bánh xe chất liệu gì?
Chắc hẳn đây là vấn đề băn khoăn nhất khi mua bánh xe đẩy hàng công nghiệp. Về cơ bản, ta có thể chia ra làm bánh xe đẩy hàng loại cứng và mềm.
Loại cứng được làm từ nhựa PU/PA, gang, nylon, sắt, thép. Những chất liệu này thích hợp sử dụng trên những mặt đường cứng, nhẵn, ít gồ ghề. Ưu điểm của bánh xe cứng là có thể chở được khối lượng hàng hóa lớn, thích hợp dùng trong các ngành công nghiệp. Đặc biệt, bánh xe có thể hoạt động trong môi trường có dầu mỡ, hóa chất, axit bởi chúng có khả năng chịu ăn mòn cao. Tuy nhiên thì nhược điểm của loại này là khi di chuyển gây ra tiếng ồn lớn, làm xước mặt sàn.
Bánh xe mềm là loại được làm bằng cao su, thích hợp dùng để vận chuyển hàng hóa trên mặt đường mấp mô. Bánh xe có độ đàn hồi tốt, di chuyển êm ái, giảm rung xóc, đảm bảo hàng hóa và thiết bị không bị xê dịch, rơi trượt khi đang di chuyển. Bánh xe mềm rất thích hợp cho những môi trường cần giữ yên tĩnh, giảm tối đa tiếng ồn khi vận hành. Những bên cạnh đó thì loại này cũng có nhược điểm. Bánh xe đẩy chịu lực trong khoảng từ 100 – 150kg tùy loại. Do vậy sẽ không phù hợp với ngành công nghiệp yêu cầu tải trọng lớn. Ngoài chất liệu cao su TPR chịu được xăng, dầu thì chất liệu cao su ER không có khả năng này nên khu vực sử dụng cũng hạn chế.
Có nên mua bánh xe lốp hơi không?
Bánh xe đẩy công nghiệp lốp hơi có đường kính rộng, thường được thiết kế dùng cho loại xe đẩy hàng 2 bánh. Khi bánh hơi xẹp, bạn có thể bơm lại và dùng như thường. Ngoài ra, hiện nay cũng có những loại bánh xe khí nén mà không bao giờ bị xẹp. Những loại bánh này được phân loại là “Flat-free”. Bánh xe hơi giúp giảm xóc hiệu quả đặc biệt trên đoạn đường nhiều sỏi đá. Thiết kế bánh xe có rãnh giúp tăng độ bám trên những mặt đường khó đi.
Tuy nhiên thì bánh xe hơi có khả năng chịu lực bị giới hạn nhiều hơn loại khác, chỉ sử dụng được với tải trọng không quá lớn. Bánh xe không thích hợp sử dụng trong môi trường khắc nghiệt như nhiệt cao, nhiều dầu mỡ.
Nên chọn bánh xe có vòng bi như thế nào?
Vòng bi chính là phần quyết định bánh xe có di chuyển linh hoạt, dễ dàng được hay không. Để bảo vệ vòng bi thì bạn nên chọn những loại bánh xe kín vòng bi để chúng không bị bám bẩn. Một vài loại vòng bi bánh xe hiện nay gồm:
- Vòng bi ống bạc
Đây là kiểu đơn giản nhất. Với loại vòng bi này, bánh xe lăn trực tiếp trên trục hoặc ống bạc. Ống bạc làm bằng thép hoặc nhựa chịu được nhiệt và lực. Nhưng loại này có nhược điểm là lực ma sát lớn, cần lực đẩy mạnh lúc đầu.
- Bi vòng
Những viên bi thép bao xung quanh trục ống và quay tròn đều giúp bánh xe đẩy có thể di chuyển một cách nhẹ nhàng. Vì vòng bi chỉ tiếp xúc với sàn tại một điểm nên việc đẩy xe hàng khá dễ dàng. Cũng vì lực tập trung trên diện tích nhỏ nên loại này sẽ thích hợp dùng cho xe đẩy tải trọng nhẹ tới trung bình.
- Bi dũa
Loại này khác biệt ở chỗ viên bi không phải hình tròn mà dạng các thanh dũa dài hình trục tròn. So với hạt bi vòng thì đường kính của vòng bi thanh dũa nhỏ hơn nhiều nên di chuyển sẽ chậm hơn. Bù lại, tải trọng của bi dũa sẽ lớn hơn, dùng nhiều cho xe đẩy hàng công nghiệp.
Liên hệ làm web: Thiết kế web